CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

 

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ VÀ 

NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN BIẾT

Ba mẹ có biết, 6 năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến một lần trong cuộc đời. Nếu ba mẹ bỏ qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ được coi là “giai đoạn vang” này, trẻ rất khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.

Và những thông tin dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để có những tác động vào cơ chế phát triển, thụ đắc ngôn ngữ tự nhiên ở trẻ một cách phù hợp và hiệu quả. Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thêm nhé!

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

6 năm đầu đời là “thời kỳ mẫn cảm” của trẻ để phát triển các yếu tố nhạy cảm về trí tuệ ngôn ngữ vô cùng cần thiết. Sự thẩm thấu ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ được đặc trưng bởi các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong khoảng từ 0 đến 6 tuổi.

Các nhà ngôn ngữ học chứng minh, khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ 2, trẻ sẽ trải qua 5 giai đoạn có thể dự đoán được: Tiền sản sinh ngôn ngữ, sản sinh ngôn ngữ sớm, giai đoạn phát âm, giai đoạn lưu loát trung cấp và giai đoạn lưu loát nâng cao, cùng Sakura Montessori tìm hiểu kĩ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ qua video cùng chủ đề nhé!

1. Giai đoạn nằm trong bụng mẹ

Trẻ bắt đầu nhận thức ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ khi bộ não của trẻ được kích hoạt ngay từ những ngày cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, thai nhi tiếp xúc và làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau. Đầu tiên là âm thanh của nhịp tim đập, tiếng chuyển động của bản thân mình, tiếng nhạc mà mẹ cho nghe, giọng nói của mẹ, tiếng cưng nựng của bố,… dần dần là các âm thanh phức tạp tiếng nhạc, tiếng động từ hoạt động của mọi người xung quanh.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rõ ràng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những hoạt động có tính chất ngôn ngữ đầu tiên. Khi ở vào tuần tuổi 24 – 27, thai nhi đã học được những đặc trưng âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ như là nhịp điệu, độ cao, độ dài của âm thanh.

2. Giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi

Ngay từ lúc sinh ra, trẻ đã có thể phát ra những âm thanh nho nhỏ, mặc dù năng lực thính giác chưa có biểu hiện rõ ràng. Đến tháng thứ hai, trẻ đã có thể bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ, hay tạo ra những tiếng kêu khe khẽ thích thú.

Cũng ở tháng thứ hai, trẻ đã có thể hướng đầu tới phía nguồn phát ra âm thanh, bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc. Trẻ bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình, và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình. Trẻ đã có thể bắt đầu cười ra tiếng khi tiếp xúc với cha mẹ và người thân.

Bắt đầu từ 4 tháng tuổi trở đi, khả năng phản xạ lại âm thanh thu nhận được của trẻ trở nên rõ rệt hơn. Trẻ có thể tự tạo ra các âm thanh đơn giản của chính mình hoặc đáp lại những âm thanh của người khác một cách tự nhiên hoặc bằng cử chỉ.

Ngay ở cuối giai đoạn này, trẻ đã có thể phân biệt một số tương tác bề ngoài tốt hay xấu với trẻ. Ví dụ bẹo má nhẹ kèm lời mắng yêu có thể làm cho trẻ khóc thét, do trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các hành vi đó. Nhưng dần dà về sau, trẻ đã có thể nhận ra các âm thanh có mục đích và đã có thể dần có những hành vi đơn giản để đáp ứng lại, ví dụ như trẻ có thể đái khi được xi, trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi nghe tiếng ru…

Ở cuối giai đoạn, trẻ đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và giọng nói của người khác. Đặc biệt, với một số trẻ phát triển sớm, hỏi bố đâu, mẹ đâu là trẻ đã có thể quay người để đi tìm và có thể tìm đúng, dù không phải lần hỏi nào cũng có thể đáp ứng được.

3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ tư, nhìn chung trẻ đã có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau, biết nâng cao giọng ê a của mình một cách tự nhiên. Trẻ bắt đầu biết tập trung chú ý, quan sát tỉ mỉ cử động và hình dáng miệng của người lớn khi người lớn nói chuyện với trẻ.

Ở tháng thứ năm, trẻ đã tự mình phát ra được một số âm, chủ yếu là nguyên âm, khi tiếp xúc với người hoặc vật, hoặc trong lúc chơi một mình.

Bước sang tháng thứ sáu, nói chung trẻ đã biết quay đầu hướng sang phía người gọi tên mình và đã có thể phát ra và lặp đi lặp lại những âm tiết (chưa có nghĩa) đầu tiên.

4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn này, những thành tựu ngôn ngữ mà trẻ có được ở giai đoạn trước phát huy mạnh mẽ. Năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rệt. Từ những tiếng bập bẹ nói gọi pa pa, ma ma, da da,… trẻ bắt đầu có những phát triển rõ rệt hơn về mặt ngôn ngữ.

Số từ mà trẻ có thể hiểu có thể lên tới con số hàng trăm, trong đó trẻ dễ phản ứng theo những từ như bà, mẹ, bố, hôn, thơm, tạm biệt, há miệng, bế, đi chơi, về, đi làm, bú, ti,… Đồng thời, trẻ cũng đã nhận biết và có phản ứng phù hợp và rõ ràng với những lời nói tích cực (âu yếm, cưng nựng, cười đùa), những lời nói tiêu cực (tiếng quát mắng, cáu giận) hay lời nói “không” của cha mẹ.

Cuối giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Những từ đó thường là những từ bà, mẹ/ mạ, ba, nhăm, măm,… Khi nói ra được những từ như vậy thì trẻ cũng đã bắt đầu biết kết hợp giữa cử chỉ và ngôn ngữ của mình để thực hiện các yêu cầu đơn giản.

5. Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi

Đa số trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ khi tròn một tuổi. Bắt đầu từ đây, quá trình học ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách chính thức để tiến hành giao tiếp.

Đến 18 tháng tuổi, trẻ đã phát hiện ra rằng mỗi sự vật, hiện tượng, hành động đều có tên gọi riêng của mình. Đây chính là điểm xuất phát khiến trẻ có thể bước vào giai đoạn bùng phát ngôn ngữ ở thời kì tiếp theo.

Trẻ đã có thể nghe hiểu và đáp ứng các hành vi định danh và mệnh lệnh thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, khi hỏi trẻ những câu hỏi như ở đâu, cái gì, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời thường xuyên và ổn định hơn trước nhiều, do chỗ trẻ đã biết gọi tên một số vật quen thuộc với mình, đã biết sử dụng ngón trỏ đi kèm lời nói.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 4 tuổi

100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CON VẬT CHO BÉ MỚI NHẤT 2023

Top Những Trường Mẫu Giáo Nổi Bật Nhất Tại An Phú, Quận 2, TP HCM