CÁCH DẠY TRẺ 4 TUỔI BƯỚNG BỈNH – SAKURA MONTESSORI

 

CÁCH DẠY TRẺ 4 TUỔI BƯỚNG BỈNH – SAKURA MONTESSORI

Trẻ bước vào tuổi thứ 4, đây là giai đoạn khiến không ít bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu vì con ngoan cố, ăn vạ, khó bảo. Giai đoạn này trẻ có nhiều thay đổi về tâm lý, thể chất dẫn đến người lớn gặp nhiều khó khăn khi muốn bé nghe lời. Vậy đâu là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả dễ dàng không áp lực? Sakura Montessori xin gửi đến cha mẹ 10 cách làm đơn giản, dễ thực hiện ngay trong nội dung bài viết dưới đây.

Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh

Tìm hiểu sự thay đổi tâm lý trẻ 4 tuổi giúp cha mẹ hiểu những biến đổi từ bên trong của con. Từ đây cha mẹ tìm ra những cách nhẹ nhàng hơn để giúp con vượt qua giai đoạn bướng bỉnh một cách dễ dàng, thoải mái.

1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi

Khi trẻ lên 4, con có những thay đổi nhất định về tâm lý, trí tuệ và thể chất. Về thể chất, đa số trẻ có xu hướng yêu thích vận động như leo trèo, chạy nhá, cầm nắm, đạp xe… Trẻ thích thú khám phá thế giới xung quanh, thích di chuyển, chạy nhảy, không thích ngồi yên.

>> Xem thêm: Vận động thô/ vận động tinh là gì?

  • Trẻ bắt đầu đặt ra rất nhiều câu hỏi

Bên cạnh đó trí tuệ trẻ phát triển vượt bậc hơn so với giai đoạn trước. Con bắt đầu nắm bắt được những khái niệm mang tính trừu tượng. Trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức về màu sắc, hình khối, lời bài hát, 1 số mặt chữ cái, con số… Ở độ tuổi này trẻ dần tò mò về thế giới xung quanh, thường xuyên đặt ra các câu hỏi “cái gì”, “vì sao”, “tại sao”. Cha mẹ đừng ngạc nhiên khi bé luôn kiên trì hỏi đến khi có câu trả lời.

  • Trẻ hành động theo sở thích, hay giận, la khóc

Tâm lý trẻ cũng có sự biến đổi, bé thích học theo, bắt chước lời nói, hành động của người lớn. Bắt đầu có cái tôi của riêng mình, biết bộc lộ cảm xúc rõ nét. Trước những điều mình thích con có thể vui cười, khi không ưng ý bé giận hờn hay la khócĐa số trẻ chọn hành động theo sở thích, đòi hỏi người lớn đáp ứng nhu cầu. Cha mẹ có thể thấy những biểu hiện bướng bỉnh không nghe lời, khóc lóc, ăn vạ của trẻ.

  • Nhu cầu về tự lập của trẻ lớn dần

Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu xuất hiện những tính cách tốt, mong muốn sự tự lập. Trẻ đòi tự xúc cơm, tự mặc quần áo, tự đeo cặp đi học…  Tuy nhiên sự thay đổi của trẻ tùy thuộc vào mỗi bé, có bé mạnh mẽ, có bé rụt rè, nhút nhát. Cha mẹ cần hiểu con để có điều chỉnh, dạy dỗ phù hợp khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn, nghe lời.

2. Nguyên nhân trẻ nghịch ngợm không nghe lời

Trẻ nghịch ngợm không nghe lời là biểu hiện thường gặp khi bé 4 tuổi. Để dạy con ngoan ngoãn cha mẹ cần biết những nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện hiện tượng này. Cụ thể:

  • Bé được cha mẹ quá nuông chiều: Nuông chiều con vô điều kiện là hiện tượng không khó gặp với nhiều cha mẹ. Sự nuông chiều thái quá tạo nên thói quen đòi hỏi và luôn muốn được đáp ứng mọi yêu cầu. Khi không đạt được mục đích, trẻ trở nên ương bướng, khó bảo.
  • Cha mẹ quá nghiêm khắc, áp đặt trong dạy dỗ: Nhiều bậc phụ huynh quá áp đặt, hà khắc bắt buộc con phải theo ý mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành động phản kháng mạnh mẽ của trẻ.
  • Người lớn không quan tâm, dạy dỗ trẻ: Nhiều đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, yêu thương, dạy dỗ từ người lớn cũng trở nên khó bảo.
  • Mâu thuẫn trong cách giáo dục của người lớn: Sự thiếu nhất quán trong cách dạy dỗ của người lớn dẫn đến trẻ không biết nghe theo sự chỉ dẫn của ai. Hoặc trường hợp một người phạt, một người bênh càng khiến bé trở nên bướng bỉnh.
  • Cha mẹ không làm gương cho con: Con cái có xu hướng chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách, thói quen sinh hoạt, lời nói… từ cha mẹ. Vì vậy nếu cha mẹ không làm gương bé sẽ học theo, lâu dần con hình thành thói quen xấu khó bỏ.
  • Do môi trường tiếp xúc: Trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, người thân và bắt chước theo những hành động, thói quen không đẹp từ họ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 4 tuổi

100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CON VẬT CHO BÉ MỚI NHẤT 2023

Top Những Trường Mẫu Giáo Nổi Bật Nhất Tại An Phú, Quận 2, TP HCM