CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HÓC KHI ĂN BLW KHOA HỌC, HIỆU QUẢ, KỊP THỜI

 

CÁCH XỬ LÝ KHI BÉ BỊ HÓC KHI ĂN BLW KHOA HỌC, HIỆU QUẢ, KỊP THỜI

Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp hiện được nhiều phụ huynh áp dụng cho con ăn dặm. Tuy sở hữu nhiều lợi ích nhưng BLW có thể xảy ra tình trạng trẻ bị hóc. Vậy cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW như thế nào đảm bảo khoa học, kịp thời và hiệu quả? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu biện pháp xử lý trong trường hợp này để tránh nguy hiểm cho con cha mẹ nhé.

Cách xử lý khi bé bị hóc khi ăn BLW

Lợi ích và tác hại của ăn dặm tự chỉ huy BLW

Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning – BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ tự quyết định chọn món ăn hay cách ăn của mình. BLW đòi hỏi phụ huynh phải tôn trọng sở thích ăn uống của con, trẻ tự do khám phá, làm quen với thức ăn và ăn một cách tự nhiên nhất.

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm hiện đại được nhiều cha mẹ áp dụng cho trẻ, mang đến nhiều lợi ích:

  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng ăn uống một cách tự nhiên, khám phá đồ ăn theo nhịp độ riêng của mình
  • Trẻ được tạo cảm hứng ăn uống và tận hưởng thứ ăn theo nhiều cách khác nhau
  • Trẻ tự do khám phá mùi vị, đặc tính của thức ăn từ đó tăng khả năng nhận biết thức ăn qua vị giác, khứu giác và thị giác
  • Rèn luyện sự khéo léo trong các tiếp cận và xử lý thức ăn của trẻ, thông qua đó rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp tay, mắt, miệng của trẻ
  • Giúp trẻ hình dung về thế giới thông qua hoạt động khám phá, thưởng thức món ăn của mình
  • Nâng cao kỹ năng ăn uống của trẻ, rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh
  • Tạo sự gần gũi, gắn kết thân thiết của trẻ với các thành viên trong gia đình và học hỏi các hành vi, thói quen của người lớn

Tại sao khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu thường hay bị hóc?

Ăn dặm BLW mang đến nhiều lợi ích, do vậy nhiều phụ huynh tích cực hưởng ứng và áp dụng trong hành trình ăn dặm của con mình. Thay bằng việc ăn đồ xay, nghiền nhuyễn theo kiểu truyền thống, cha mẹ sẽ chế biến, cắt nhỏ thực phẩm vừa tầm tay cầm của trẻ và bày lên khay thức ăn. Trẻ được quyết định việc cầm nắm hay tự xúc đồ ăn đưa lên miệng.

Tuy có nhiều lợi ích, nhưng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng vấp phải ý kiến trái chiều do nguy cơ trẻ hay bị hóc, nhất là trong giai đoạn đầu làm quen. Vậy tại sao trẻ thường hay bị hóc khi ăn dặm BLW?

1. Chế biến thức ăn sai cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn khi ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu là do cha mẹ chế biến thức ăn sai cách. Thái thức ăn quá to, nấu thức ăn chưa đủ độ chín sẽ khiến con gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy trong quá trình tập ăn có thể trẻ sẽ bị nghẹn.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn mắc phải sai lầm, đặt quá nhiều thức ăn lên bàn ăn vì muốn con khám phá được nhiều mùi vị. Tuy nhiên, trẻ hiếu động và háo hức khám phá nhiều loại thức ăn một cách nhanh chóng nhất nên bỏ nhiều đồ ăn vào miệng cùng lúc. Điều này cũng dễ dẫn đến tình trạng con bị hóc nghẹn.

2. Trẻ ăn dặm tự chỉ huy không kiểm soát được lượng thức ăn

Với phương pháp tự chỉ huy, chúng ta không kiểm soát việc con ăn gì, tốc độ ăn hay lượng thức ăn của trẻ. Đây là cách để trẻ phát triển khả năng phối hợp tay, mắt, miệng một cách tự nhiên. Việc để cho trẻ tự kiểm soát lượng thức ăn dẫn đến mặt trái có thể gây ra tình trạng hóc, nghẹn vì con cho quá nhiều thức ăn vào miệng, hay ăn miếng quá to.

3. Trẻ ngồi ăn sai tư thế

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn khi ngồi ăn sai tư thế cũng dễ dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn. Ví dụ, ngồi vặn người, dễ làm đường tiêu hóa bị chèn ép, làm thức ăn khi nuốt không thể vận chuyển xuống dưới dạ dày. Ngồi sai tư thế ăn uống khiến trẻ bị ho, nghẹn nên chúng ta cần kiểm soát việc cho bé ngồi thẳng lưng, tránh tình huống nguy hiểm.

4. Trẻ hóc do ăn phải dị vật trong thức ăn BLW nên trẻ khó thở, tím tái

BLW tạo điều kiện cho trẻ tự xử lý bữa ăn của mình, cha mẹ không cần xay nhuyễn thức ăn và đút cho con. Tuy nhiên thay vì kiểm soát được thức ăn trẻ nạp vào cơ thể, chỉ trong khoảnh khắc con có thể ăn phải dị vật gây khó thở, tím tái. Vì vậy, trong suốt quá trình trẻ ăn tự chỉ huy, cha mẹ cần thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện và xử lý hóc nghẹn BLW.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 4 tuổi

100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CON VẬT CHO BÉ MỚI NHẤT 2023

Top Những Trường Mẫu Giáo Nổi Bật Nhất Tại An Phú, Quận 2, TP HCM