THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ DỊ ỨNG SỮA: GỢI Ý 7 NGÀY ĂN NGON VÀ BỔ DƯỠNG

 

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ DỊ ỨNG SỮA: GỢI Ý 7 NGÀY ĂN 

NGON VÀ BỔ DƯỠNG 

Làm thế nào để xây dựng được thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa? Cần cho bé ăn những gì và tránh ăn gì là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Sakura Montessori sẽ giải đáp giúp mẹ những thắc mắc trên và gợi ý những thực đơn ăn dặm an toàn cho bé dị ứng sữa. Cùng tìm hiểu cho bé yêu nhà mình mẹ nhé!

thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa
Thực đơn ăn dặm cho bé dị ứng sữa

1. Vì sao thời kì ăn dặm bé bị dị ứng sữa?

Dị ứng sữa là phản ứng hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi. Dị ứng sữa thường xảy ra đối với loại sữa bò, sữa động vật.Trẻ dị ứng sữa bò là do miễn dịch của trẻ phản ứng với protein trong sữa. Protein là thành phần quan trọng của sữa bò và chiếm khoảng 3% trong sữa. Các protein sữa bò gồm casein và whey, đó là những chất gây dị ứng chính ở trẻ.

Theo thống kê, có khoảng 2 – 7,5% tỉ lệ trẻ trong độ tuổi ăn dặm bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, sau 1 tuổi các triệu chứng dị ứng sẽ giảm dần và hầu như sẽ hết khi trẻ lên 3 tuổi.

Các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng sữa bò đó là: phát ban, nôn mửa, sốc phản vệ,..nặng hơn trẻ có thể bị tiêu chảy, đau bụng, nổi mẩn. Khi mẹ thấy con có những triệu chứng trên thì hãy dừng ngay việc sử dụng sữa ngoài và tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp phù hợp nhất.

2. Mách mẹ các loại thực phẩm ăn dặm phù hợp cho bé dị ứng sữa

Món ăn dặm cho bé dị ứng sữa không quá bị hạn chế, mẹ có thể thay sữa bò bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đối với những món ăn cần dùng đến sữa. Các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm bị dị ứng sữa bao gồm:

  • Rau củ: các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, bắp cải, bí đỏ, đậu hà lan, cải xoong, cải thìa, cải bó xôi, bông cải xanh… chứa nhiều chất xơ,mang lại cho bé nguồn năng lượng an toàn.
  • Trái cây: các loại trái cây như chuối, táo, lê, nho, dâu, kiwi, bơ… cung cấp nhiều vitamin giúp bé có sức khỏe tốt.
  • Thịt/cá: các loại thịt/cá như thịt bò, cá hồi, cá thu, cá trích… cung cấp nhiều protein và axit béo omega-3, giúp bé phát triển thể chất và trí não.
  • Thực phẩm từ đậu nành: các loại thực phẩm từ đậu nành như đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, tofu… chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein, giúp bé phát triển các nhóm cơ và xương
  • Các loại ngũ cốc: các loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, lúa mì, sắn dây… cung cấp tinh bột, duy trì cho bé năng lượng cả ngày.

Một điều cần chú ý đó là các thực phẩm trên nên là những thực phẩm tươi, hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp. Nếu sử dụng thực phẩm đóng hộp cần đọc kỹ thành phần, tránh thành phần casein và whey.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những điều cần lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ từ 4 tuổi

100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CON VẬT CHO BÉ MỚI NHẤT 2023

Top Những Trường Mẫu Giáo Nổi Bật Nhất Tại An Phú, Quận 2, TP HCM